Trong thời gian qua, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương đã tạo ra bước phát triển mới tại các Vùng kinh tế trọng điểm… Kinh tế của các Vùng trọng điểm đã có những nỗ lực đáng kể, tạo ra những bước phát triển mới trên các mặt: Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tăng cường kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và với quốc tế. Các Vùng kinh tế trọng điểm đã trở thành trung tâm kinh tế, cung cấp dịch vụ, tạo việc làm cho các địa phương trên cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ của quốc gia. Ðây là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào – ra thuận lợi cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vùng có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên, có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế, thương mại quan trọng. Sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Đây là Vùng đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Để bạn đọc có thêm thông tin về thực trạng và động thái tình hình kinh tế – xã hội cũng như nguồn lực phát triển của các Vùng kinh tế trọng điểm nước ta trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê trân trọng giới thiệu cuốn “Số liệu kinh tế – xã hội các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2010-2023” do Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm các phần:
(1) Infographic về một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của các Vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2010-2023; (2) Số liệu kinh tế – xã hội một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương trong Vùng; Biểu tổng hợp so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm với cả nước và với vùng kinh tế – xã hội (6 vùng).
Số liệu để biên soạn ấn phẩm “Số liệu kinh tế – xã hội các Vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2010-2023” được thu thập từ Niên giám Thống kê toàn quốc và Niên giám Thống kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một số chỉ tiêu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do chưa có điều kiện thẩm định và xử lý nên cộng chung 63 địa phương không khớp với số liệu của cả nước mà Tổng cục Thống kê đã công bố. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của chỉ tiêu nên vẫn phổ biến số liệu để bạn đọc tham khảo.
Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn thông tin bổ ích đối với bạn đọc trong và ngoài nước. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn./.
Xóa thuế khoán: Hộ kinh doanh bước vào giai đoạn phát triển mới
(Chinhphu.vn) -Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ chính thức chấm dứt cơ chế thuế khoán, thay bằng tự kê khai, nộp thuế theo doanh thu thực tế. Cải cách này không chỉ tăng minh bạch mà còn mở ra cơ hội nâng tầm hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp (DN). (02/06/2025)
Công bố Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Cục Thống kê
Cục Thống kê Công bố Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 theo Quyết định 600/QĐ-CTK ngày 28/5/2025. (28/05/2025)
Công bố Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Cục Thống kê
Cục Thống kê công bố Công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 theo Quyết định 601/QĐ-CTK ngày 28/5/2025. (28/05/2025)
Bộ Xây dựng cam kết bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết
(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 383/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025. (14/04/2025)
Thời điểm vàng cho Việt Nam, EU hợp tác vượt qua thách thức kinh tế toàn cầu
(Chinhphu.vn) - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Julien Guerrier gợi ý, EU và Việt Nam nên biến thách thức từ mức thuế quan mới của Mỹ thành cơ hội để tạo thêm lợi ích cho thương mại và đầu tư giữa hai bên. (11/04/2025)
Giá xăng dầu giảm sâu, tác động đến ngành nào?
(Chinhphu.vn) - Việc giá xăng dầu giảm mạnh sẽ đem lại lợi ích cho rất nhiều doanh nghiệp cũng như người dân. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu giảm lại không hẳn là tin tốt. (10/04/2025)